Định Nghĩa Thế Nào Là Cloud Server? Vai Trò Của Cloud Server Đối Với Doanh Nghiệp

cloud-server

Đối với những người làm việc trong lĩnh vực công nghệ thông tin, khái niệm Cloud Server đã không còn xa lạ. Cloud Server ra đời và trở thành giải pháp giúp doanh nghiệp khắc phục những bất cập đang tồn tại trong quá trình duy trì hoạt động của website.

Tuy nhiên, với những người không biết nhiều về công nghệ thì khái niệm này còn khá mới mẻ. Để giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về khái niệm này, bài viết sau của Sala Mediaz sẽ cung cấp đầy đủ những thông tin cơ bản và dễ hiểu nhất về máy chủ đám mây.

1. Giải thích khái niệm Cloud Server

Máy chủ đám mây (Cloud Server) là một máy chủ ảo được thiết lập để hoạt động trong môi trường điện toán đám mây. Nền tảng này được tạo ra bằng cách sử dụng phần mềm ảo hóa để chia một máy chủ vật lý thành nhiều máy chủ ảo. Cũng giống như các server vật lý truyền thống, Cloud Server sở hữu sức mạnh giúp quá trình xử lý, lưu trữ và chạy ứng dụng diễn ra trơn tru. 

cloud-server

Cloud server là máy chủ ảo hoạt động trong môi trường điện toán đám mây

Tuy nhiên, nếu chỉ dừng lại ở các chức năng cơ bản đó thì người ta không cần thiết phải phát minh ra một sản phẩm với một cái tên mới như vậy. Yếu tố giúp Cloud Server trở nên khác biệt nằm ở khả năng lưu trữ dữ liệu khổng lồ, nâng cấp tài nguyên và uptime cho các doanh nghiệp kinh doanh qua Internet. 

2. Cách thức Cloud Server hoạt động để tạo đột phá

Để có thể hoạt động, Cloud Server sẽ phải dựa vào kết nối của các máy chủ vật lý. Sau đó, Cloud Server sẽ thực hiện bước ảo hóa các máy chủ vật lý này (ảo hóa phần mềm hoặc ảo hóa phần cứng). Đến bước này, Cloud Server sẽ tận dụng công nghệ Cloud Computing (công nghệ điện toán đám mây) giúp người dùng truy cập nguồn tài nguyên ở bất cứ vị trí thực tế nào miễn là họ có kết nối Internet. 

Bước cuối cùng trong chuỗi hoạt động của Cloud Server là cấp phát, phân tán, sao lưu, di chuyển và phục hồi dữ liệu dưới dạng máy chủ ảo. Có thể nói nhờ vào sự trợ giúp của công nghệ điện toán đám mây, các doanh nghiệp sẽ tiết kiệm được một khoản kha khá để không phải thiết lập máy chủ (hosting) mới đủ khả năng đáp ứng các hoạt động kinh doanh. 

3. Tại sao các doanh nghiệp nên sử dụng Cloud Server thay cho các server vật lý thông thường

  • Sẵn sàng xử lý sự cố 24/7: Cloud Server có cơ chế tự theo dõi trạng thái các máy chủ trong hệ thống “đám mây”. Nếu một hệ quản trị ảo bất kỳ gặp trục trặc, client sẽ tự động được chuyển sang một server hoạt động ổn định.
  • Dễ dàng thêm mới và lược bỏ tài nguyên: Nếu doanh nghiệp cần bổ sung thêm tài nguyên thì việc của bạn chỉ cần nâng giới hạn của các server hoặc tạo thêm máy chủ ảo để đáp ứng hoạt động kinh doanh. Ngược lại, nếu nguồn tài nguyên đã trở nên cũ kỹ thì doanh nghiệp hoàn toàn có thể lược bỏ nó khỏi hệ thống đám mây. 
  • Truy cập từ xa vô cùng đơn giản: chỉ cần có kết nối Internet, mọi thiết bị đều có thể kết nối với server từ một vị trí thực tế.
  • Nguồn sao lưu dữ liệu an toàn: đừng vội hoảng sợ nếu bạn có trót đánh mất một dữ liệu quan trọng nào đó. Miễn là nó được quản lý trong Cloud Server thì luôn có một back up plan giúp giúp dữ liệu được đảm bảo an toàn ở mức cao nhất.
  • Hệ thống bảo mật nhiều lớp: Cloud Server sở hữu lớp áo giáp bảo mật nhiều lớp vô cùng chắc chắn kết hợp giữa bảo vệ toàn thời gian và bảo mật toàn diện dữ liệu ra/vào hệ thống.

cloud-server

Cloud server hỗ trợ doanh nghiệp xử lý sự cố 24/7

4. Các thông số bạn cần quan tâm khi thuê dịch vụ Cloud Server

Với tính năng ưu việt, rất nhiều doanh nghiệp lựa chọn Cloud Server như một giải pháp giúp hoàn thiện server (máy chủ) để có thể đáp ứng đầy đủ các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Tuy nhiên, trước khi quyết định chọn một nhà cung cấp dịch vụ cho thuê Cloud Server thì bạn cần chú ý:

  • CPU: Tùy vào nhu cầu sử dụng thực tế mà bạn cần cân nhắc chọn Cloud Server có bộ nhớ đệm (Cache), số HZ, số nhân (Core) và số luồng (Threads) phù hợp.
  • RAM: Dung lượng RAM càng cao thì máy chủ ảo chạy được càng nhiều tác vụ một lúc.
  • Storage (Bộ nhớ): Tốc độ xử lý của Cloud Server có nhanh hay không phụ thuộc vào dung lượng Storage. Storage được chia thành 2 loại: HDD và SSD. HDD dành cho các khách hàng thông thường còn SSD dành cho các khách hàng yêu cầu xử lý khối lượng dữ liệu trong thời gian thật tốc độ.
  • Uptime (Thời gian hoạt động): Uptime lý tưởng là 99,95%.
  • Đội ngũ chuyên môn hỗ trợ kỹ thuật: con người hay máy móc thì đều có lúc gặp rắc rối. Các bên cho thuê dịch vụ Cloud Server cần cam kết với doanh nghiệp về việc sẽ hỗ trợ xử lý các trục trặc xuất hiện trong quá trình server hoạt động. Đặc biệt là thời gian phản ứng và xử lý sau khi nhận được thông báo về sự cố phải thật nhanh chóng để tránh gây ra những thiệt hại không đáng có cho doanh nghiệp.

cloud-server

Cần đảm bảo các thông số trước khi lựa chọn điện toán đám mây

Tóm lại

Sala Mediaz hy vọng qua bài viết Định nghĩa thế nào là Cloud Server? Vai trò của chúng đối với doanh nghiệp, bạn đọc sẽ nắm rõ về khái niệm có phần khá chuyên ngành và khó hiểu này. Nếu có bất cứ thắc mắc gì hãy liên hệ với chúng tôi qua những cách sau để được hỗ trợ nhanh chóng nhất:

CÔNG TY TNHH SALA MEDIAZ

Website: https://salamediaz.com/

Add: 10/26/18 Đường số 7, Phường Tam Bình, Quận Thủ Đức, Tp.Hồ Chí Minh

Hotline: 0901 93 7899

Email: admin@salamediaz.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.