Inhouse Marketing Là Gì? So Sánh Inhouse Marketing Với Agency?

inhouse-marketing

Đôi lúc khi lướt web và mạng xã hội, bạn sẽ bắt gặp khái niệm inhouse marketing. Đối với dân trong ngành thì chắc chắn đây là khái niệm không còn xa lạ gì và thường xuyên đi kèm với agency. Tuy nhiên, đối với những người ngoài ngành thì đây là hai khái niệm khá mới mẻ và không phải ai cũng hiểu rõ nhiệm vụ của những người làm việc tại vị trí này. Bài viết sau của Sala Mediaz sẽ làm rõ định nghĩa inhouse marketing và cách để phân biệt inhouse marketing với agency.

Định nghĩa inhouse marketing là gì

Inhouse marketing có nghĩa là mọi hoạt động marketing của doanh nghiệp sẽ do phòng Marketing đảm nhiệm toàn bộ. Từ việc lên kế hoạch, chiến lược cho đến giai đoạn thực thi và đánh giá đều sẽ do những nhân sự của riêng phòng Marketing thực hiện. Để đảm bảo khối lượng và tiến độ công việc, phòng Marketing cần đáp ứng đủ chuyên môn trong từng lĩnh vực như: nghiên cứu doanh nghiệp, phân tích đối thủ cho đến quản trị và tối ưu website, sáng tạo nội dung trên các kênh social và thực hiện cả các hoạt động offline marketing. 

inhouse-marketing

Inhouse marketing là mọi hoạt động marketing của doanh nghiệp sẽ do phòng Marketing nội bộ công ty đảm nhiệm

Việc một doanh nghiệp có phòng marketing riêng không đồng nghĩa với việc họ không thể thuê các agency bên ngoài. Tùy vào từng chiến dịch với mục tiêu khác nhau mà doanh nghiệp hoàn toàn có thể linh hoạt kết hợp giữa inhouse marketing với agency. 

Ai sẽ phù hợp với inhouse marketing

Bất kỳ ai tốt nghiệp chuyên ngành truyền thông – marketing đều có thể làm cho phòng marketing của các doanh nghiệp. Thậm chí những người học trái ngành nhưng mong muốn được cống hiến trong lĩnh vực marketing thì đều có thể thử sức với inhouse marketing. Dẫu vậy nếu bạn có những đặc điểm sau thì inhouse marketing có thể sẽ là lựa chọn phù hợp hơn agency.

  • Bạn muốn làm việc và phát triển chuyên sâu trong một lĩnh vực cụ thể nào đó ví dụ như: FMCG, công nghệ, giáo dục…
  • Bạn thích sự ổn định và thường làm việc theo kế hoạch 
  • Mong muốn được thăng tiến theo lộ trình của nghề nghiệp
  • Có thiên hướng full-stack và tư duy hình ảnh tốt

Đánh giá ưu nhược điểm khi làm inhouse marketing

Dù làm inhouse marketing hay agency thì đều có những ưu và nhược điểm riêng. Sau đây sẽ là một số điểm mạnh và điểm yếu khi làm việc tại các phòng marketing của doanh nghiệp.

Ưu và nhược điểm của Inhouse marketing

1. Ưu điểm 

1.1. Hiểu biết sâu sắc về một lĩnh vực nào đó

Đa số các doanh nghiệp hiện nay đều tập trung kinh doanh sản phẩm & dịch vụ thuộc một lĩnh vực, ngành nghề nào đó. Vì vậy, nếu có cơ hội làm việc inhouse marketing thì bạn sẽ buộc phải research thông tin và nắm rõ các thông tin về lĩnh vực mình đảm nhiệm. Quá trình làm việc tại công ty sẽ giúp bạn tích lũy kiến thức chuyên môn và trau dồi các kỹ năng cần thiết để làm marketing hiệu quả trong ngành đó.

1.2. Nhân sự cố định và thường rất gắn kết

Inhouse marketing thực sự là môi trường lý tưởng cho những ai thích sự ổn định. Nếu không vì những lý do khách quan mà doanh nghiệp phải thay đổi nhân sự thì việc bạn gắn bó với một đội ngũ nhân sự trong thời gian dài tại các inhouse marketing là thường thấy. Một khi đã quen phong thái và cách làm việc của nhau thì các thành viên sẽ dễ dàng trao đổi với nhau hơn cũng như giải quyết các mâu thuẫn trong quá trình làm việc.

Nhân sự inhouse marketing phải nắm rõ các thông tin về lĩnh vực mình đảm nhiệm

2. Nhược điểm

2.1. Đôi lúc bị kìm hãm sự sáng tạo

Với những ngành như y tế, giáo dục hay công nghệ, các marketer thường không được tự do sáng tạo vì đặc thù của nhóm ngành này thường yêu cầu tính chính xác và chuyên môn cao. Ngoài ra, nếu bạn làm việc với một lĩnh vực trong khoảng thời gian quá lâu sẽ đến lúc bạn rơi vào trạng thái bí ý tưởng và đôi lúc là chán việc. Điểm yếu này sẽ được khắc phục triệt để nếu như bạn làm việc tại các agency đa ngành đa lĩnh vực.

2.2. Khó để trở thành nhân sự chuyên môn hóa cao

Nếu bạn đang mong muốn trở thành một nhân sự có chuyên môn rất giỏi ở một lĩnh vực cụ thể nào đó thì có lẽ inhouse marketing không dành cho bạn. Hầu hết ở các doanh nghiệp vừa và nhỏ hiện nay, content writer thường phải đảm đương thêm nhiệm vụ thiết kế ảnh và edit video đơn giản thậm chí là chạy ads cũng có. Tuy nhiên, ở những doanh nghiệp lớn thì chúng ta sẽ không bắt gặp tình trạng này quá nhiều.

Điểm khác nhau giữa inhouse marketing với agency

Tại inhouse marketing, nhân sự thường phải chịu toàn bộ trách nhiệm để xây dựng và phát triển hình ảnh thương hiệu trong một thời gian dài. Ngược lại, ở các agency sẽ thường chỉ phụ trách một hoạt động hoặc một dự án nào đó trong chiến lược marketing toàn diện của doanh nghiệp. 

Khác nhau giữa inhouse marketing và marketing agency

Nhân sự ở inhouse marketing thường có khả năng làm việc full-stack và rất linh động. Nhân viên content nhưng phải thiết kế ảnh và edit video là chuyện không hiếm gặp ở các công ty inhouse. Còn ở môi trường agency, từng bộ phận sẽ có những nhân sự đảm nhiệm riêng nên họ có tính chuyên môn hóa rất cao. Thậm chí còn có nhiều loại agency khác nhau như digital agency, branding agency, PR agency…Phụ thuộc vào định hướng nghề nghiệp cũng như tính cách của từng cá nhân mà các marketer sẽ lựa chọn môi trường làm việc phù hợp với mình. 

Sala Mediaz tin chắc rằng với những thông tin mà bài viết cung cấp khái niệm inhouse marketing là gì, ưu nhược điểm khi làm inhouse marketing và phân biệt sự khác nhau giữa inhouse marketing và agency sẽ giúp người đọc có thêm hiểu biết về hai môi trường làm việc này. 

 

CÔNG TY TNHH SALA MEDIAZ

Website: https://salamediaz.com/

Add: 244/29 Huỳnh Văn Bánh, P.11, Q.Phú Nhuận, Tp.Hồ Chí Minh

Hotline: 0901 93 7899

Email: admin@salamediaz.com 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.