Cách xây dựng ma trận SWOT hiệu quả cho chiến lược tiếp thị doanh nghiệp

ma-tran-swot

Chia sẻ tin này

Hầu hết mọi ngành nghề trong cuộc sống, không riêng gì kinh doanh, đều có thể sử dụng ma trận SWOT để phân tích và lập chiến lược. Đây là một công cụ phổ biến mà bạn có thể đã nghe nói đến ở trường học hoặc công ty. 

Cùng Sala Mediaz tìm hiểu về cách tạo ma trận SWOT chính xác và hiệu quả cho chiến lược marketing của doanh nghiệp trong bài viết sau nhé.

1. Xác định mục đích phân tích ma trận SWOT

Ma trận SWOT là gì?
SWOT được bắt nguồn từ 4 chữ cái viết tắt Strengths (điểm mạnh), Weaknesses (điểm yếu), Opportunities (cơ hội) và Threats (nguy cơ), Mô hình SWOT cung cấp cho bạn một công cụ giúp phân tích chiến lược và rà soát cũng như đánh giá rủi ro, định hướng của một công ty hay của một đự án Kinh Doanh.

Để tận dụng tối đa phân tích ma trận SWOT của bạn, có thể sẽ có những câu hỏi và mục tiêu mà bạn nên giải quyết ngay từ đầu. Ví dụ: Phân tích SWOT có thể giúp bạn đưa ra quyết định tung ra sản phẩm hoặc dịch vụ mới hoặc thay đổi quy trình không?

Ma trận SWOT luôn là một công cụ tuyệt vời để các Marketer lên chiến lược marketing cho doanh nghiệp

2. Lên kế hoạch các bước lập ma trận SWOT

2.1. Nghiên cứu ngành và thị trường, doanh nghiệp

Trước khi bắt đầu phân tích ma trận SWOT, bạn nên nghiên cứu ngành và thị trường và bản thân doanh nghiệp mà mình đang lên chiến lược. Bạn sẽ có được những góc nhìn khác bằng cách chia sẻ với nhân viên và đối tác kinh doanh của bạn. 

2.2. Liệt kê các điểm mạnh 

Xác định và liệt kê những gì bạn cho là thế mạnh của công ty. Ví dụ: Điểm mạnh liên quan đến nguồn tài chính, danh sách ứng viên, nhân viên, lợi thế về chi phí hay khả năng cạnh tranh,..

2.3. Nghiên cứu công ty, ngành và thị trường

Trước khi bắt đầu phân tích SWOT, bạn nên nghiên cứu công ty, ngành và thị trường của mình. Có được những góc nhìn khác bằng cách chia sẻ với nhân viên và đối tác kinh doanh của bạn. 

ma-tran-swot

Nghiên cứu ngành và thị trường và bản thân doanh nghiệp mà mình đang lên chiến lược

2.4. Liệt kê các điểm mạnh của công ty bạn

Xác định và liệt kê những gì bạn cho là thế mạnh của công ty. Ví dụ: Điểm mạnh liên quan đến nhân viên, nguồn tài chính, danh sách ứng viên, lợi thế về chi phí và khả năng cạnh tranh.

2.5. Liệt kê những điểm yếu 

Bạn nghĩ đâu là điểm yếu của công ty bạn? Những điểm yếu đó bao gồm khâu phân phối sản phẩm, tìm kiếm khách hàng mới, thiếu nhân viên, thiếu tài sản trí tuệ, mất thị phần và khoảng cách với thị trường,.. 

Cố gắng giải quyết bất kỳ điểm yếu nào được tiết lộ bởi phân tích ma trận SWOT giúp các nhà quản trị có cách tiếp cận logic hơn. Danh sách các lỗ hổng có thể cho thấy doanh nghiệp của bạn có sức khỏe như thế nào theo thời gian. 

Một năm sau, khi bạn xem lại phân tích SWOT của mình, bạn có thể thấy rằng những điểm yếu của mình đã được khắc phục hay chưa.

Khi bạn xem lại phân tích SWOT, bạn có thể dễ thấy những điểm yếu của mình đã được khắc phục hay chưa

2.6. Liệt kê các cơ hội tiềm năng

Suy nghĩ về các cơ hội bên ngoài có thể có lợi cho công ty của bạn. Các cơ hội bao gồm công nghệ mới, quan hệ đối tác, chương trình đào tạo, thị trường đa dạng cho đến những thay đổi của Chính phủ. 

Những điều này không hay chưa phù hợp với điểm mạnh bên trong hiện tại của doanh nghiệp nên bạn hãy cân nahwcs khi lập ma trận cho yếu tố điểm mạnh (Strengths – S) này nhé.

2.7. Liệt kê các mối đe dọa tiềm ẩn đối với doanh nghiệp

Kể tên các yếu tố bên ngoài có thể gây ra mối đe dọa hoặc nguyên nhân cho sự sụt giảm doanh thu của doanh nghiệp. 

Ví dụ: Các mối đe dọa bao gồm cạnh tranh gia tăng, tỷ lệ thất nghiệp gia tăng, lãi suất tăng và sự không chắc chắn ở thị trường doanh nghiệp của bạn đang nhắm đến. 

2.8. Xác lập các ưu tiên từ ma trận SWOT

Sau khi làm theo các bước trên, bạn sẽ thấy một danh sách các điểm khác biệt. Lý tưởng nhất là bạn có thể xem danh sách của mình theo cách logic nhất để bạn có một bức tranh toàn cảnh về vị trí doanh nghiệp của bạn cũng như các vấn đề cần giải quyết. Sau đó, bạn có thể xác định các vấn đề quan trọng để ưu tiên giải quyết hay chú ý tới.

2.9. Xây dựng chiến lược giải quyết vấn đề được nêu ra trong ma trận SWOT

Kiểm tra danh sách ưu tiên của bạn bằng cách hỏi những câu hỏi sau.

  • Làm thế nào để bạn tận dụng tối đa thế mạnh của công ty?
  • Làm thế nào để vượt qua các mối đe dọa được liệt kê
  • Những điểm yếu được khắc phục như thế nào?

3. Ví dụ về ma trận SWOT

3.1. Ma trận SWOT của Vinamilk

Điểm mạnh 

  • Thương hiệu nổi tiếng, có độ nhận diện cao Vinamilk
  • Chiến lược marketing của Vinamilk hiệu quả
  • Nhiều chủng loại sản phẩm
  • Mạng lưới phân phối rộng khắp
  • Vinamilk áp dụng công nghệ tiên tiến

Điểm yếu 

  • Vinamilk chưa tự chủ nguồn nguyên liệu
  • thị phần đối với sữa bột không cao

Cơ hội 

  • Nguồn nguyên liệu được nhà nước hỗ trợ, nguyên liệu nhập khẩu được giảm thuế suất.
  • Số lượng lớn khách hàng tiềm năng, nhu cầu cao
  • Người Việt Nam cần nhiều sữa hơn 
  •  Người tiêu dùng cảm thấy cần phải tiêu dùng các sản phẩm chất lượng cao, tốt cho sức khỏe

Thách thức 

  • Nhiều đối thủ tham gia thị trường
  • Nguồn nguyên liệu không ổn định
  • Khách hàng Việt Nam còn mang khuynh hướng chuộng sữa ngoại

3.2. Ma trận SWOT của Starbucks

Điểm mạnh 

  • Hình ảnh, độ nhận diện thương hiệu mạnh mẽ với chuỗi cung ứng rộng khắp
  • Nền tảng tài chính chắc chắn
  • Có chiến lược tái đầu tư tốt
  • Cân bằng được lợi nhuận cùng đạo đức trong kinh doanh 
  • Sự mở rộng logic, phù hợp
  • Cà phê tiêu chuẩn hóa

Điểm yếu 

  • Đồ uống khá đắt
  • Sản phẩm càng bị thiếu sự độc đáo
  • Đồ uống chưa thực sự phù hợp với nhiều thực khách địa phương 

Cơ hội 

  • Marketing trên nền tảng kỹ thuật số phát triển
  • Thâm nhập, mở rộng tốt mạng lưới cửa hàng
  • Khai thác tiềm năng mảng công nghệ của cà phê
  • Khả năng “chơi” các loại hình kinh doanh mới 

Thách thức 

  • Thách thức từ đối thủ cạnh tranh
  • Dịch virus Corona gây giãn cách xã hội và làm giảm nhu cầu
  • Suy thoái kinh tế khiến nhiều nhóm khách hàng của hãng hạn chế thói quen thưởng thức cà phê
  • Sự tăng giá khó đoán của hạt cà phê thô

Trên đây là bài viết Sala Mediaz thực hiện về cách xây dựng ma trận SWOT – ma trận tổ chức và lên kế hoạch cho doanh nghiệp được tin dùng hàng đầu trong phân tích sức khỏe doanh nghiệp. Hy vọng, qua bài viết, marketers sẽ có thêm cái nhìn về công cụ tuyệt vời này để ứng dụng cho doanh nghiệp của mình.

——————————————————————

CÔNG TY TNHH SALA MEDIAZ

Website: http://salamediaz.com/

Add: 10/26/18 Đường số 7, Phường Tam Bình, Quận Thủ Đức, Tp.Hồ Chí Minh

Hotline: 0901 93 7899

Email: admin@salamediaz.com

Nhận thông tin từ Sala Mediaz

Xem nhiều

Bạn đang cần dịch vụ Marketing?

Sala Mediaz chắn chắn sẽ làm hài lòng bạn.