Cẩm nang hướng dẫn thiết lập tracking Google Analytics từ A-Z

Google Analytics là một công cụ phổ biến để theo dõi khách truy cập và lượt xem trang ở bất kỳ  trang web nào. Bạn có thể kết nối Google Analytics để theo dõi khách truy cập làm gì sau khi vào website của mình, cũng như thời gian xem trang cũng như các hoạt động khác trên trang.

Dưới đây là những thông tin hữu ích giúp bạn cài đặt và sử dụng Google Analytics từ A – Z.

Tracking Google Analytics là gì và tại sao lại cần thiết?

Google Analytics là gì?

Google Analytics là một dịch vụ phân tích trang web miễn phí do Google cung cấp, giúp thống kê và truy xuất những thông tin chi tiết về cách người dùng tìm và sử dụng trang web. Bên cạnh đó Google Analytics còn cho phép theo dõi chỉ số ROI cho hoạt động tiếp thị trực tuyến. Một số tính năng hữu ích của Google Analytics như:

  • Sàng lọc và sắp xếp khách truy cập với hàng loạt mục tiêu tùy chỉnh, như: họ đến từ đâu, đang sử dụng trình duyệt nào, đã nhấp vào trang nào…
  • Có thể tích hợp các sản phẩm khác của Google như tài khoản Ads và Search Console. Đồng thời sử dụng mã theo dõi (Google Tag) để gắn thẻ & theo dõi bất kỳ chiến dịch quảng cáo, mạng xã hội, PR hoặc bất kỳ loại chiến dịch nào trên bất kỳ nền tảng / trang web nào.
google-analytic-2021
Google Analytics, công cụ phân tích website miễn phí hàng đầu 2021

Tại sao bạn không nên bỏ qua Google Analytics?

Bất kể bạn lập website vì mục đích gì, kinh doanh hay sở thích cá nhân, việc hiểu rõ hơn về khách truy cập và những gì họ quan tâm trên trang web của bạn sẽ giúp bạn có những điều chỉnh tốt hơn. Dưới đây là một số lý do tại sao bạn nên sử dụng Google Analytics:

  • Công cụ hoàn toàn miễn phí – Google không tính phí người dùng sử dụng Analytics, bạn có thể thu thập và trích xuất dữ liệu hoàn toàn miễn phí.
  • Công cụ tự động – Sau khi thêm mã theo dõi vào trang web của mình, Google Analytics sẽ tự động theo dõi, ghi lại và lưu trữ dữ liệu người dùng truy cập trang web.
  • Tạo báo cáo tùy chỉnh – Sử dụng các công cụ có sẵn của Google, bạn có thể tạo báo cáo kéo và thả tùy chỉnh khá đơn giản.
  • Tích hợp với các công cụ khác – Người dùng có thể dễ dàng liên kết Analytics với các công cụ khác của Google như Google AdWords và Google Search Console.
  • Nắm được hành vi người dùng – Google Analytics cho biết vì sao khách truy cập thoát khỏi một số trang nhất định, độ tuổi / giới tính / vị trí của đối tượng hoặc loại nội dung nào người dùng quan tâm hoặc không quan tâm.

Hướng dẫn thiết lập tracking và analytics

Làm cách nào để gắn tracking Google Analytics?

Có hai cách để triển khai Google Analytics cho website, đó là gắn trực tiếp mã theo dõi Google Analytics vào mã nguồn của tất cả các trang trên website hoặc sử dụng thẻ theo dõi Google (Google Tag)

  • Gắn tracking code vào mã nguồn web:

Google Analytics cung cấp mã theo dõi để người dùng có thể gắn trực tiếp vào mã nguồn của tất cả các trang. Thông thường, mã tracking code của Google Analytics được gắn ở header (đầu trang) hoặc footer (chân trang). Tuy nhiên, phương pháp này thường không được khuyến khích. Hiện nay, các thiết lập có thể được thực hiện nhanh chóng và dễ dàng hơn với hệ thống quản lý thẻ mà không cần can thiệp trực tiếp vào giao diện web.

  • Sử dụng thẻ Google (Google Tags)

Bạn có thể sử dụng hệ thống quản lý thẻ, như Trình quản lý thẻ của Google (Google Tag Manager).

Hướng dẫn gắn tracking Google Analytics qua Google Tag

Đối với việc triển khai Google Analytics qua Trình quản lý thẻ của Google, bạn có thể thực hiện theo các bước sau.

  • Truy cập tagmanager.google.com và tạo tài khoản.
  • Sau khi đã tạo tài khoản, bạn sẽ thấy trang điều khiển hiện các thông tin quản lý. Chọn Web để cài đặt.

Sau đó, bạn sẽ nhận được đoạn mã Trình quản lý thẻ của Google để cài đặt. Thêm phần đầu tiên vào thẻ <head> trên tất cả các trang của trang web của bạn. Phần còn lại thêm vào thẻ <body>.

Sau khi đoạn mã Trình quản lý thẻ của Google (GTM) đã được thêm vào, các thiết lập phân tích có thể được định cấu hình nhanh chóng!

  • Trong Google Tag Manager, nhấp vào các thẻ trong điều hướng bên trái và thêm một thẻ mới. Sau đó nhấp vào hộp cấu hình thẻ (tag configuration box).
  • Danh sách các loại thẻ sẽ hiện ra màn hình (như hình bên dưới).
tracking-google-analytics-h0
  • Chọn thẻ Google Analytics – Universal Analytics và bắt đầu thiết lập cấu hình.
  • Trong Loại theo dõi (Track Type) chọn Lượt xem trang (Page View)
  • Sau đó, trong cài đặt Google Analytics (Google Analytics Setting) tạo một biến cài đặt Google Analytics mới (New Variable).
  • Đặt tên cho biến cài đặt, trước khi cấu hình. Sau đó, hãy dán ID theo dõi Google Analytics (UA-141112345-1) mà bạn đã nhận được trước đó.
  • Nhấp lưu (save).
  • Quay lại cấu hình thẻ (tag configuration), vào phần kích hoạt để chọn trình kích hoạt (trigger).
  • Chọn tất cả các trang.
  • Lưu trình kích hoạt cũng như cấu hình thẻ và quay lại trang tổng quan Trình quản lý thẻ của Google (Google Tag Manager overview).
  • Nhấn vào nút gửi (submit) màu xanh ở góc trên bên phải. Đặt tên và chọn xuất bản (publish).

Đến đây bạn đã hoàn thành các bước thiết lập theo dõi Google Analytics cơ bản thông quan trình quản lý thẻ Google (Google Tag Manager). Bạn cần đợi từ 1 -3 giờ để Google thu thập dữ liệu.

Tóm lại, để thiết lập Google Analytics thông qua Google Tag Manager bạn chỉ cần thực hiện theo các bước sau:

Bước 1: Thiết lập Trình quản lý thẻ của Google

Bước 2: Tạo tài khoản Google Analytics

Bước 3: Thiết lập thẻ phân tích với Trình quản lý thẻ của Google

Bước 4: Thiết lập mục tiêu

Bước 5: Liên kết với Google Search Console

Hướng dẫn gắn tracking Google Analytics trực tiếp trên website

Với những ai không thường xuyên sử dụng các phân tích chuyên sâu cho website, hoặc không muốn mất thời gian để tìm hiểu về trình quản lý thẻ Google, gắn tracking code Google Analytics trực tiếp lên website có thể là lựa chọn phù hợp nhất. Để thiết lập tracking Google Analytics, bạn có thể tham khảo các bước sau đây.

gan-tracking-google-analytics-h3

Để theo dõi trang web của bạn bằng Google Analytics, mã theo dõi phải được cài đặt trên mọi trang trên trang web của bạn (trước thẻ </head>).

  1. Cài đặt Google Analytics theo cách thủ công

Tùy vào giao diện của website, một số giao diện WordPress trả phí có phần dành riêng để cài mã theo dõi Google Analytics nhưng hầu hết các giao diện thì không. Tập lệnh Google Analytics của bạn phải được thêm vào tệp header.php trước thẻ đóng </head> để cài đặt nó trên mọi trang của trang web. Nếu chủ đề của bạn không có tính năng này, bạn có thể thử sử dụng một plugin để cài đặt mã Google Analytics.

  1. Cài đặt Google Analytics bằng Plugin

Một trong những cách dễ nhất để thêm Google Analytics vào WordPress là sử dụng plugin như Header và Footer Scripts.

Đây có lẽ là phương pháp dễ nhất (và an toàn nhất) để thêm mã Google Analytics vào trang web WordPress. Chỉ cần cài đặt plugin và thêm mã theo dõi Google Analytics để bắt đầu theo dõi:

header-and-footer-scripts-plugins

Testing Traffic

  • Bước 1: Đăng nhập vào tài khoản Google Analytics.
  • Bước 2: Trong bảng điều khiển bên trái, nhấp vào quản trị viên.
    • Bấm vào quản trị viên
  • Bước 3: Ở cột thuộc tính, nhấn vào thông tin theo dõi .js (Tracking Info) và sau đó nhấp vào mã theo dõi (Tracking code)
  • Bước 4: Nhấp vào nút gửi thử nghiệm lượng tuy cập.
Thử code Google Analytics trên website

Lời kết

Công cụ phân tích trang web Google Analytics cho phép chủ sở hữu trang web đưa ra quyết định dựa trên dữ liệu thay vì phỏng đoán. Từ những kết quả thống kê cụ thể, người dùng có thể biết được các vấn đề xuất phát từ đâu và làm cách nào để cải thiện chiến dịch của mình. Đừng quên đặt câu hỏi liên quan đến cài đặt tracking Google Analytics ngay bên dưới bài viết, chúng tôi sẽ giải quyết vấn đề của bạn ngay khi có thể.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.