Netflix được mệnh danh là “vua cá nhân hóa”, khi sở hữu 75% người dùng được thúc đẩy bởi hệ thống khuyến nghị này. Nhờ ứng dụng thành công dữ liệu hóa và cá nhân hóa, Netflix đã trở thành kỳ lân trị giá hàng chục tỷ đô la.
Tuy nhiên, doanh nghiệp đã liên tục phải đối mặt với hàng loạt các điều luật và dân trí đa dạng của đa quốc gia. Vậy, Netflix đã làm thế nào để vượt qua và trở thành tiêu chuẩn ngành?
1. Netflix thành công nhờ chiến lược dữ liệu hóa
Dữ liệu hóa là thuật ngữ liên tục được nhắc đến trong xu hướng phát triển thương hiệu trong những năm gần đây. Phần lớn các tập đoàn hay công ty lớn đều đã và đang ứng dụng việc phân tích dữ liệu khách hàng trong công việc kinh doanh. Tuy nhiên để có được thành công như Netflix thì không mấy doanh nghiệp làm được.
Dữ liệu hóa là nhu cầu phát triển công nghệ cần thiết
Trong bối cảnh hiện tại thuật ngữ “dữ liệu hóa” được hiểu một cách đơn giản: là tất cả hành động và suy nghĩ của con người. Chúng đang dần được biến đổi thành một định dạng được số hóa gọi là “dữ liệu số”.
Trong thời kỳ chuyển đổi số, nhiều công nghệ mới liên tục được phát minh để hỗ trợ xử lý dữ liệu. Các tổ chức đều đang sử dụng những dữ liệu này để vận hành quá trình hoạt động kinh doanh của mình.
Xuất phát điểm của Netflix – là một công ty chuyên cho thuê các loại băng đĩa. Khi nhận được yêu cầu đặt hàng của khách hàng qua thư, Netflix sẽ gửi đĩa DVD hoặc Blu Ray đến cho khách bằng bưu điện.
Hạn chế lớn nhất của mô hình này là thời gian chuyển phát rất lâu. Phức tạp hơn nếu muốn thuê một bộ phim mới khách hàng phải gửi trả lại đĩa cũ đã thuê từ trước đó.
Nhờ có chiến lược dữ liệu hóa Netflix đã có sự đột phá vượt trội trong kinh doanh. Họ chuyển từ mô hình cho thuê vật lý sang phát theo hình thức trực tuyến. Từ những dữ liệu đã thu thập từ trước đó, Netflix có thể dự đoán được khách hàng mong muốn xem gì trong tương lai. Đồng thời công ty sẽ đưa ra những đề xuất phù hợp với nhu cầu của từng cá nhân.
Khi ứng dụng dữ liệu hóa trong quy mô lớn, Netflix còn có thể biết được bộ phim nào được yêu thích nhất. Khách hàng nào đem xem loại phim nào, hành vi ra sao và biết được xu hướng xem phim của từng cá nhân. Từ đó họ có thể gợi ý những nội dung phù hợp theo sở thích khách hàng và khiến họ không thể bấm từ chối.
Hiệu quả của các chiến lược cập nhật dữ liệu hóa hiện đại
Nhờ sự thành công trong việc sử dụng chiến lược dữ liệu hóa, Netflix đã giành về cho mình những thành tựu nhất định.
Trong giai đoạn 2016 – 2020, doanh thu của công ty này tăng vượt trội 183% và lượng người đăng ký vượt 200 triệu số lượng có trả phí. Đây là những con số khủng đối với bất kỳ nhà phân phối dịch vụ trực tuyến nào. Trên thế giới có rất ít doanh nghiệp đạt được điều tương tự.
2. Cá nhân hóa trải nghiệm người dùng nhờ AI
Một trong những bước tiến thành công nhất của Netflix, là xây dựng thương hiệu của mình trên cơ sở cá nhân hóa. Doanh nghiệp đã sử dụng trí tuệ nhân tạo AI, nhằm khám phá những điều mới mẻ trong hành vi người dùng. Từ đó xây dựng kế hoạch và đưa ra chiến lược tiếp thị phù hợp nhất. Tuyệt vời hơn hết mỗi người trong 216 triệu người dùng đều sở hữu trang chủ Netflix phục vụ sở thích cá nhân.
Cụ thể là Netflix đã tận dụng tất cả các dữ liệu cá nhân đã được thu thập từ trước cho kế hoạch cá nhân hóa người dùng. Họ dùng chúng để hình thành nên các chương trình phù hợp với insight của từng đối tượng khách hàng.
Ví dụ một thành viên có số giờ xem phim trong 1 tháng ít hơn 15 giờ, tài khoản của họ có khả năng bị hủy. Netflix sẽ đưa ra những video có thể thu hút được sự chú ý của người dùng này.
Phương pháp thiết lập hệ thống mã hóa dữ liệu cho chương trình
Ngay lập tức hệ thống sẽ tự động gửi Email hay ứng dụng trong thông báo để đưa ra lời nhắc với người dùng. Các tính năng đó đều được xây dựng để tăng mức độ tương tác của người dùng trên nền tảng Netflix. Bằng cách đó công ty sẽ giảm thiểu được việc mất đi số lượng người dùng xem phim trả phí.
Bên cạnh đó, Netflix còn theo dõi về thói quen trong một ngày của khách hàng. Nếu người dùng thường xem vào đêm khuya hệ thống sẽ đề xuất những thước phim ngắn thay vì những bộ phim dài. Điều này không chỉ giúp gia tăng tương tác mà còn nâng cao trải nghiệm tối ưu của người dùng.
3. Bài học cho doanh nghiệp
Qua sự thành công của Netflix trong việc ứng dụng dữ liệu hóa và cá nhân hóa các doanh nghiệp sẽ học hỏi được điều gì? Chắc chắn chúng ta nên cân nhắc về việc sử dụng 2 chiến lược này trong kế hoạch kinh doanh. Hãy nhớ rằng dữ liệu hóa không chỉ có dữ liệu mà còn bao gồm nhiều loại công cụ hỗ trợ thu thập và xử lý dữ liệu. Qua đó doanh nghiệp sẽ phải trải qua những yêu cầu và thách thức lớn.
Netflix là một bài học tiêu biểu về chiến lược dữ liệu hóa và cá nhân hóa
Cá nhân hóa là xu hướng Digital Marketing được hướng đến trong nhiều năm trở lại đây. Trong tương lai các doanh nghiệp sẽ không thể hoạt động nếu không biết cách khai thác dữ liệu. Tại thời điểm hiện tại những dữ liệu mà bạn nên có được bao gồm: Thông tin khách hàng, thói quen, sở thích,… Nhờ đó doanh nghiệp mới có thể hiểu được insight khách hàng.
Chiến lược dữ liệu hóa và cá nhân hóa đã giúp Netflix có được thành công trong việc nâng cao trải nghiệm người dùng. Nhờ đó mà doanh nghiệp đã thu về cho mình những khoản lợi nhuận cực khủng mà không phải công ty nào cũng đạt được. Để tìm hiểu sâu hơn về 2 chiến lược kinh doanh này các đơn vị kinh doanh có thể liên hệ tới Sala Mediaz.
CÔNG TY TNHH SALA MEDIAZ
Website: http://salamediaz.com/
Add: 244/29 Huỳnh Văn Bánh, P.11, Q.Phú Nhuận, TP. Hồ Chí Minh
Hotline: 0901 93 7899
Email: admin@salamediaz.com