Phân biệt Remarketing và Retargeting sao cho đúng?

remarketing-retargeting

RemarketingRetargeting là 2 thuật ngữ mà hiện tại vẫn còn rất nhiều người hiểu lầm rằng chúng là từ đồng nghĩa của nhau. Tuy nhiên, trên thực tế đây là 2 thuật ngữ có ý nghĩa hoàn toàn khác biệt. 

Trong bài viết này, Sala Mediaz sẽ giúp các bạn đọc hiểu rõ hơn về 2 thuật ngữ thông dụng trong marketing này và có cái nhìn chính xác hơn về khái niệm của chúng nhé!

Điểm giống nhau của Remarketing và Retargeting

Cả remarketingretargeting đều là phương thức mà các brand (thương hiệu) sử dụng nhằm tiếp cận với người dùng đã từng tương tác với họ trước đó. Để từ đó có thể thuyết phục người dùng mua sản phẩm mà trước đó họ chưa từng mua hoặc là để up-sell (hiểu đơn giản là bán những thứ đắt tiền hơn sản phẩm mà khách hàng định mua), cross-sell (bán thêm cho khách hàng các sản phẩm khác) các sản phẩm có liên quan.

Điểm khác nhau cả Remarketing và Retargeting

remarketing-retargeting

Remarketing và Retargeting khác nhau về phương tiện để thương hiệu tái tương tác với người dùng

Sau khi đã tìm hiểu về sự giống nhau của hai thuật ngữ này, tiếp đến chúng ta sẽ cùng xét đến sự khác biệt giữa chúng mà rất nhiều người nhầm lẫn. Như đã nhắc ở phần trên, Remarketing và Retargeting giống nhau ở phương thức, tuy nhiên chúng lại khác nhau về phương tiện để thương hiệu tái tương tác với người dùng, cụ thể như sau:

Remarketing là gì?

Remarketing (hay còn gọi là Tiếp thị lại) sử dụng các nền tảng truyền thông (website, mạng xã hội, email,…) để cung cấp nội dung nhằm gợi ý, nhắc nhở khách hàng và tiếp thị, chăm sóc khách hàng ở từng thời điểm, giai đoạn khác nhau khi đang sử dụng sản phẩm hoặc được cá nhân hóa để phù hợp với hành vi từng khách hàng. Remarketing dùng Email mà họ đã thu thập được từ người dùng trước đó để tương tác lại với khách hàng hay là người dùng. Remarketing cũng có thể dùng để gọi cho phương thức gửi direct mail (thư giấy) chứ không chỉ riêng email. 

remarketing-retargeting

Remarketing (hay còn gọi là Tiếp thị lại) sử dụng các nền tảng truyền thông để tiếp cận thường xuyên hơn với khách hàng

Ví dụ:

Để giúp các bạn hiểu hơn về thuật ngữ này, Salaz Media sẽ đưa ra một ví dụ đơn giản như sau: 

Giả sử, bạn cần mua một vài món đồ trang trí để decor lại cho căn phòng khách. Bạn truy cập vào một trang web của sàn thương mại điện tử nào đó – Lazada chẳng hạn, để tìm kiếm sản phẩm mong muốn. Sau đó bạn thêm sản phẩm vào giỏ mua hàng (shopping cart) nhưng chưa hoàn tất mua hàng. 

Thì chỉ sau 3 ngày, bạn sẽ nhận được một email marketing từ Lazada nhắc nhở bạn nên thực hiện việc thanh toán mua hàng. Không chỉ vậy, đi kèm gmail có thể là một mã giảm giá sâu, món hàng đang rất hot trên thị trường mà có thể bạn quan tâm hoặc là voucher chào mừng khách hàng mới vô cùng hấp dẫn để kích thích bạn hoàn tất việc mua hàng đang dang dở.

Và khi mà Lazada có sẵn email của bạn thì họ sẽ thường xuyên gửi các thông tin về các sự kiện mới, các đợt giảm giá/khuyến mãi mỗi đợt “lương về” đến bạn. Thì đây được gọi là hình thức Remarketing.

Một trong các nguyên nhân khiến cho nhiều người hiểu sai về khái niệm này chính là do Google đã dùng chiêu đánh tráo khái niệm này cho sản phẩm của mình khi tự gọi hệ thống Google Display Network của mình là Remarking (nhưng thật ra nó lại là Retargeting mới đúng). Bạn đọc có thể tham khảo thêm bài viết của Google tại đây

Retargeting là gì?

Retargeting sử dụng cookies – hiểu một cách đơn giản đây là một file dùng để lưu trữ các thông tin, hoạt động sử dụng của người dùng mang tính cá nhân của những người đã từng truy cập vào trang web của thương hiệu để có thể hiển thị quảng cáo (display advertising) đến những người dùng này. 

Cho nên, người dùng có thể thấy các hình cover (banner) quảng cáo ở khắp các nền tảng (platform) mà họ sử dụng. Từ các trang web tin tức cho đến các trang Social Media (mạng xã hội) như là Youtube, Facebook, Instagram, … Hiện nay, Retargeting được xem là một phần của programmatic advertising. 

remarketing-retargeting

Khác với Remarketing, Retargeting sử dụng cookies của người từng truy cập vào trang web của brand để có thể hiển thị quảng cáo đến những người dùng này. 

Ví dụ:

Để hiểu thêm về khái niệm này, các bạn đọc có thể tham khảo ví dụ sau: giả sử bạn có mong muốn học giao tiếp Tiếng Anh qua ứng dụng Elsa Speak chẳng hạn. Thì khi đó bạn sẽ đi tìm kiếm các thông tin về ứng dụng này và truy cập vào trang web của Elsa Speak. Một thời gian ngắn sau đó, khi bạn lên Youtube, Facebook, hay là truy cập vào bất kỳ trang tin tức nào có quảng cáo trả tiền thì các mẫu banner quảng cáo về các gói học của Elsa Speak sẽ hiện lên như một lời nhắc nhở bạn mua hàng. Đây là hình thức Retargeting.

Trong Retargeting, các marketer có thể lựa chọn từ một số các chiến thuật nhắm mục tiêu hoặc các kênh khác nhau. 

Trên đây là bài viết về Remarketing và Retargeting. Hy vọng, bài viết trên của Sala Mediaz sẽ giúp cho các bạn đọc có thể hiểu chính xác hơn về khái niệm của 2 thuật ngữ marketing phổ biến trên và phân biệt chúng để tránh gặp những lỗi sai kiến thức cơ bản khi dùng từ trong nghề marketing nhé!

Cảm ơn các bạn đã quan tâm và theo dõi bài viết này!

——————————————————————

CÔNG TY TNHH SALA MEDIAZ

Website: https://salamediaz.com/

Địa chỉ: 10/26/18 Đường số 7, Phường Tam Bình, Quận Thủ Đức, Tp.Hồ Chí Minh

Hotline: 0901 93 7899

Email: admin@salamediaz.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.