POSM là một phần không thể tách rời trong chiến lược offline marketing của các doanh nghiệp. Vậy bạn hiểu POSM là gì và một hệ thống POSM quảng cáo hoàn chỉnh sẽ gồm những gì hay chưa? Hãy cùng Sala Mediaz tìm hiểu ngay sau đây nhé.
1. Tìm hiểu về POSM bán hàng là gì
POSM là từ viết tắt của Point of Sale Materials, chỉ những ấn phẩm truyền thông quảng cáo sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp các điểm bán lẻ hay các chương trình hội thảo, hội chợ xúc tiến thương mại. Có thể nói POSM đóng vai trò rất quan trọng trong chiến lược marketing offline. Không chỉ góp phần branding thương hiệu mà còn là kênh truyền thông thúc đẩy tỷ lệ chuyển đổi bán hàng hiệu quả.
Hiện nay, POSM quảng cáo đang có hai định dạng chính là POS và POP. POS (Point of sale) ý chỉ những địa điểm bán hàng. Doanh nghiệp sẽ cung cấp sản phẩm và dịch vụ của họ tại các địa điểm này. Còn POP (Point of purchase) ý chỉ những địa điểm mà người mua hàng sẽ tới. Nhìn chung hai định dạng này chỉ khác nhau ở tên gọi còn mục đích cuối cùng vẫn là doanh nghiệp bán sản phẩm cho người tiêu dùng có nhu cầu mua.
POSM là từ viết tắt của Point of Sale Materials, chỉ những ấn phẩm truyền thông quảng cáo sản phẩm và dịch vụ
2. Hệ thống POSM gồm những ấn phẩm gì
Sau khi hiểu POSM bán hàng là gì, chúng ta sẽ làm rõ câu hỏi một hệ thống POSM sẽ gồm những gì. Không có quy định cụ thể nào về hình dạng và kích thước của POSM. Tùy vào nhu cầu, doanh nghiệp sẽ đề xuất các loại hình POSM phù hợp. Dưới đây là một số ấn phẩm POSM quảng cáo phổ biến nhất:
2.1. Poster
Đứng đầu danh sách là poster hay còn gọi là áp phích. Hai kích thước của poster được nhiều công ty ưa chuộng nhất là 40x60cm và 50x70cm. Vì có size khá nhỏ, hay được dán và trưng bày tại cửa kính, quầy bán hàng hoặc trên tường. Poster dễ sử dụng và không tốn nhiều chi phí in vì vậy rất phù hợp với các đơn vị kinh doanh nhỏ.
2.2. Standee
Bên cạnh poster, standee cũng là một ấn phẩm POSM thông dụng. Tại các triển lãm, hội chợ, chúng ta không khó để bắt gặp standee. Với ưu điểm dễ di chuyển và tiết kiệm chi phí, standee được sử dụng ở hầu hết các sự kiện của doanh nghiệp.
2.3. Wobbler
Chúng tôi tin chắc rằng ít nhất một lần trong đời bạn đã nhìn thấy hình ảnh của loại POSM quảng cáo này nhưng không biết tên gọi là gì. Wobbler được sử dụng rất nhiều trong ngành hàng tiêu dùng nhanh, người tiêu dùng sẽ dễ dàng bắt gặp chúng tại các gian hàng trong siêu thị hoặc cửa hàng tạp hóa.
2.4. Display stand
Display stand hay được biết là giá trưng bày. Khác với các POSM còn lại, giá trưng bày thường yêu cầu thiết kế và in ấn phức tạp hơn rất nhiều. Chất liệu chủ yếu để sản xuất display stand là các loại ván sợi sóng, polypropylene gấp nếp và acrylic.
2.5. Booth
Booth là một loại POSM rất phổ biến. Nó được đánh giá là ấn phẩm đòi hỏi tính sáng tạo và tư duy thẩm mỹ rất cao. Phụ thuộc vào từng mùa mua sắm khác nhau mà đội ngũ thiết kế và trưng bày sẽ nghĩ ra những ý tưởng mới lạ, độc đáo khi làm booth. Vì sự đầu tư trong concept mà loại POSM quảng cáo này thường thu hút được rất nhiều khách hàng thăm quan và mua sắm.
POSM doanh nghiệp được sử dụng rất phổ biến hiện nay
3. Doanh nghiệp nhận được gì khi sở hữu hệ thống POSM quảng cáo
Thứ nhất, một số POSM đặc thù như standee hay poster sẽ thường truyền tải trực tiếp nội dung và thông điệp của doanh nghiệp tại thời điểm sử dụng chúng. Đó có thể là thông báo khuyến mãi, sản phẩm mới về hoặc là chương trình tri ân khách hàng. Những nội dung như này thường dễ dàng thu hút khách hàng và tăng tỷ lệ chuyển đổi.
Thứ hai, các POSM quảng cáo thường có key visual nhận diện đồng nhất thể hiện tính cách thương hiệu. Với việc trưng bày tại nhiều địa điểm khác nhau trong cùng một khoảng thời gian, POSM giúp lan tỏa hình ảnh thương hiệu tới khách hàng khá hiệu quả.
Cuối cùng là chi phí thiết kế và in ấn không quá cao. So với những chiến dịch marketing online tổng thể tốn kém cả trăm triệu thì POSM khá rẻ và có thể sử dụng trong thời gian dài.
4. Lưu ý khi thiết kế POSM
4.1. Nghiên cứu thị trường và đối thủ
Trước khi trưng bày bất cứ ấn phẩm POSM nào, doanh nghiệp cần phải thực hiện bước nghiên cứu thị trường và đánh giá đối thủ. Bằng việc hiểu được thị trường đang ưa chuộng hình thức POSM nào, đối thủ đang xây dựng chiến lược tận dụng POSM ra sao, doanh nghiệp sẽ họp bàn và đề xuất những ý tưởng thiết kế hệ thống POSM phù hợp nhằm tăng tính cạnh tranh và đạt hiệu quả cao.
Trước khi trưng bày bất cứ ấn phẩm POSM nào, doanh nghiệp cần phải thực hiện bước nghiên cứu thị trường và đánh giá đối thủ
4.2. Tính nhất quán
POSM là một kênh truyền thông thương hiệu ấn tượng. Bởi vậy, khi thiết kế POSM, doanh nghiệp cần bám sát màu sắc và tính cách của thương hiệu để làm nổi bật nó lên bên cạnh sản phẩm và thông điệp mà mình muốn truyền tải. Chỉ có vậy thì người tiêu dùng mới dễ ghi nhớ tên cũng như hình ảnh của thương hiệu.
Dù xã hội ngày càng phát triển với các kết nối online, digital marketing chiếm phần lớn ngân sách marketing của doanh nghiệp thì POSM nói riêng và chiến lược offline marketing nói chung vẫn cực kỳ quan trọng và cần thiết để thu hút khách hàng. Sala Mediaz hy vọng thông qua bài viết, người đọc sẽ hiểu được định nghĩa POSM bán hàng là gì, tại sao doanh nghiệp cần POSM quảng cáo và một số lưu ý khi thiết kế hệ thống POSM đạt hiệu quả.
CÔNG TY TNHH SALA MEDIAZ
Website: http://salamediaz.com/
Add: 244/29 Huỳnh Văn Bánh, P.11, Q.Phú Nhuận, Tp.Hồ Chí Minh
Hotline: 0901 93 7899
Email: admin@salamediaz.com